GÓC NHÌN VỀ VIỆC ĐEO KHẨU TRANG GIỮA CHÂU Á VÀ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
Office workers wearing protective masks carry take-out lunch orders while walking towards the Central Government Offices in the Admiralty district of Hong Kong, China, on Monday, March 2, 2020. The global death toll from the coronavirus outbreak has surged past 3,000. New cases were reported across the U.S., and several global capitals -- New York City, Brussels and Berlin -- reported their first infections. Photographer: Paul Yeung/Bloomberg via Getty Images

GÓC NHÌN VỀ VIỆC ĐEO KHẨU TRANG GIỮA CHÂU Á VÀ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY

Viết bởi Hillary Lueng/Hong Kong
Dịch: Xuân Tùng

Cheryl Man là một sinh viên 20 tuổi người Trung Quốc đang học và nghiên cứu tại New York, cô thường xuyên sử dụng khẩu trang khi di chuyển bằng tàu điện ngầm và thường nhận thấy những người khác nhìn mình với ánh mắt không được thân thiện cho lắm. Sáng thứ 3, như thường lệ, cô đi tới trường, một nhóm teenages đã cố tình ho về phía cô thậm chí một số còn dùng những lời lẽ chế nhạo.

“ Tôi xấu hổ và không hiểu tại sao họ lại làm như vậy “ Man nói.

            Cô cũng cảm thấy sự kỳ thị tại nơi cô làm việc, cô cũng thường xuyên sử dụng khẩu trang tại đây khi mà các bạn học và đồng nghiệp của cô không có thói quen như vậy, vài người còn nghi ngờ cô ốm hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.

“ Không hiểu sao họ lại nghĩ như vậy về tôi, đó là nghĩa vụ của mỗi công dân mà” Man nói “ Trong trường hợp xấu nhất, tôi nhiễm bệnh, tôi có thể hạn chế lây lan cho những người xung quanh, điều đó thực sự giúp cho rất nhiều người không bị bệnh”

            Đó là những điều mà những chuyên gia y tế tại Hong Kong, nơi Man sinh ra và lớn lên khuyên tất cả mọi người, và cô luôn thấy đó là điều đúng đắn, hầu hết mọi người Hong Kong di chuyển trên đường, tàu ,xe bus đều đeo khẩu trang mỗi ngày từ khi COVID19 được phát hiện. Chính phủ Hong Kong và các chuyên gia y tế hàng đầu đều khuyên người dân nên đeo khẩu trang để ngăn ngừa sự lây lan của coronavirus, giờ đây đã là đại dịch toàn cầu.

Văn hóa đeo khẩu trang của người Hong Kong

            Việc đeo khẩu trang khá phổ biến ở các nước châu Á, nhưng nhu cầu quá lớn của mọi người dẫn đến sở hữu khẩu trang trở nên khó khăn với người Hong Kong. Cao điểm khi người dân phải xếp hàng dài qua đêm bên ngoài nhà thuốc để mua khẩu trang.  Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản phải hỗ trợ thêm cho Hong Kong. Đài Loan và Thái Lan đã tạm dừng xuất khẩu khẩu trang để đáp ứng nhu cầu nội địa.

            Ngược lại tại Mỹ và Châu Âu, việc đeo khẩu trang khi khỏe mạnh lại không được cộng đồng bản địa chấp nhận. Họ và tổ chức Y tế thế giới có cùng quan điểm, chỉ những người bị bệnh và những người chăm sóc người bệnh nên đeo khẩu trang mà thôi ngẫu nhiên lại bị hiểu sai đi so với ý nghĩa chính của nó.

            Tweet của U.S Surgeon General Jerome Adams đã  kết luận chung rằng: “Nghiêm túc nhé mọi người – DỪNG VIỆC MUA KHẨU TRANG NGAY! Chúng không có hiệu quả trong việc ngăn chặn mọi người nhiễm #Coronavirus đâu, việc bộ máy y tế không thể chăm sóc những người bệnh mới khiến chúng ta gặp nguy hiểm!”

Tweet của U.S. Surgeon General

            2 LUỒNG SUY NGHĨ

            Covid-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành, nó lập tức chia rẽ 2 luồng quan điểm về việc đeo khẩu trang nơi công cộng.

            Một mặt là quan điểm được chia sẻ bởi Tiến sĩ William Schaffner, một giáo sư tại khoa Truyền nhiễm của Đại học Vanderbilt cho rằng khẩu trang y tế đang được sử dụng rộng rãi không ôm kín lấy mũi, má và cằm.

Người đàn ông đeo khẩu trang y tế trên tàu điện ngầm tại thành phố New York 11/03/2020
Người dân New York đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm 11/03/2020

“Và nếu yêu cầu tất cả mọi người đều phải đeo khẩu trang, chúng ta sẽ không đủ số còn lại để cung cấp cho các nhân viên y tế” Ông đề cập đến báo cáo thiếu hụt vật tư ý tế của các đồng nghiệp “Cần được ưu tiên hơn hết là khẩu trang để sử dụng cho nhân viên y tế, thay vì cung cấp quá lượng cần thiết cho cộng đồng.”

            Ông gọi bằng chứng ủng hộ hiệu quả của việc đeo khẩu trang nơi công cộng là “Scanty” ( Không đủ thuyết phục).

            Mặt khác, David Hui, chuyên gia về Dược học Hô hấp tại Đại học Hong Kong, ông trực tiếp nghiên cứu về sự bùng phát của hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) từ 2002 đến 2003 cho rằng theo “lẽ thường” việc đeo khẩu trang sẽ giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm như COVID-19

            “Nếu bạn đứng trước một người nhiễm bệnh, khẩu trang là rào cản bảo vệ bạn khỏi các dịch hô hấp (lúc người bệnh ho, hắt xì…), cách mà virus lây lan một cách trực tiếp.

            Hui cũng nói rằng vai trò của khẩu trang đặc biệt quan trọng trong phòng chống dịch bệnh do bản chất của virus. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng dẫn đến tình huống bệnh nhân có thể lây nhiễm cho người khác khi họ còn không biết mình đang mang virus trong người.

            Ông nói thêm rằng thiếu bằng chứng hiệu quả của khẩu trang trong việc phòng chống virus  không có nghĩa là chúng ta loại bỏ quan điểm đó. Vì có khi sẽ không bao giờ có bằng chứng cụ thể cho việc đó cả, những nghiên cứu như vậy vi phạm đạo đức. “Chúng ta không thể chọn ngẫu nhiên một số đeo khẩu trang, một số không đeo sau đó để tất cả phơi nhiễm với virus được” Ông giải thích

            Joseph Tsang, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cố vấn cho ban quản lý bệnh viện cấp thành phố, cho rằng việc đeo khẩu trang thực chất có 2 mục đích “Việc đeo khẩu trang không chỉ để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm mà còn giảm thiểu khả năng lây nhiễm của những virus trong người bạn khỏi lây lan sang những người xung quanh”.

            Ông cho biết “ Khẩu trang ba lớp y tế giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với dịch nhiễm khuẩn của người bệnh và bất cứ khi nào có người xung quanh bạn từ 2 đến 3 mét không rõ  mắc bệnh hay không thì đeo khẩu trang là an toàn hơn cả”.

KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA

          Lại nói trước khi dịch coronavirus bùng phát, khẩu trang được sử dụng khá phổ biến ở các nước Đông Á, vì nhiều lý do. Thông thường mọi người đeo khẩu trang khi ốm để bảo vệ mọi người xung quanh khỏi mắc bệnh, những người khác đeo khẩu trang trong mùa lạnh và mùa cúm để bảo vệ cơ thể mình.

            Người dân Nhật Bản thường đeo khẩu trang nhiều lúc không vì bảo vệ sức khỏe, đôi khi chỉ là giấu đi đôi môi ửng đỏ hay mũi sưng hồng trong mùa dị ứng, thậm chí để giữ ấm trong mùa lạnh, Mitsutoshi Horji, Giáo sư xã hội học tại Đại học Shumei của Nhật Bản, làm việc tại Vương quốc Anh cho biết khẩu trang ở Nhật Bản có vải và in họa tiết bắt mắt nên thậm chí trở thành một phụ kiện cho trang phục, thanh niên Hong Kong cũng du nhập phong cách tương tự.          

            Đeo khẩu trang có góc nhìn khác biệt do một phần bởi thói quen văn hóa giữa các quốc gia. Phương Tây chủ yếu giao tiếp bằng mắt và thể hiện cảm xúc. Biểu cảm khuôn mặt rất quan trọng.

            Các giáo viên thực tập Nhật Bản ông đang đào tạo tại U.K đã nếm trải sự khác biệt văn hóa này khi vừa mới tới đây lần đầu. Ban giám hiệu ở đây thậm chí khuyên họ không nên đeo khẩu trang khi giảng dạy “Nếu họ đeo khẩu trang, bọn trẻ có thể sợ hãi” Horii nói.

Carl Court—Getty Images
Người Nhật đeo khẩu trang đi lễ

            SARS 17 năm trước là một lý do khiến khẩu trang phổ biến hơn, đặc biệt là ở Hong Kong. Có lẽ không nơi nào trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này nặng nề như Hong Kong, nơi có gần 300 người chết vì virus, chiếm 1/3 số ca tử vong do SARS chính thức trên toàn cầu.

            Có lẽ vì thế khẩu trang đã trở thành một thói quen của người Hong Kong, Ria Sinha, một nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Humanities and Medicine nói với TIME “ Mặc dù thế hệ trẻ không trải qua SARS nhưng cha mẹ và ông bà họ đã trải qua nỗi sợ hãi và kinh hoàng của một căn bệnh truyền nhiễm mới, và điều đó đã phá bỏ thói quen cũ và tạo nên những thói quen mới”

            Việc đeo khẩu trang như Ria nói, “Đã trở thành một biểu tượng về một công cụ bảo vệ cơ thể và đoàn kết cộng đồng” kể cả nghiên cứu có chứng minh nó không thực sự hiệu quả đến vậy. “Khẩu trang không phải là yếu tố duy nhất phòng dịch bệnh, nhưng qua thói quen của số đông điều đó tạo nên một sự ràng buộc trong văn hóa xã hội khiến mọi người cùng ý thức được mình đeo khẩu trang để cùng phòng chống dịch bệnh”

            ÁP LỰC TỪ XÃ HỘI

            Cheryl Man và những người phương Tây cũng nhận ra việc mình đeo khẩu trang có thể thu hút sự chú ý không mong muốn, và thậm chí khiến họ trở thành mục tiêu của sự kỳ thị. Ngay cả khi các trường hợp COVID-19 tại Mỹ đã tăng lên hơn 1.300 ca (Hong Kong hiện có 129 trường hợp được xác nhận, ít hơn khoảng 100 so với New York) Man nói khoảng 1/4 bạn bè của cô từ Hong Kong, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ không đeo khẩu trang vì sợ bị phân biệt chủng tộc và bài ngoại.

            Và trong khi đó hầu hết mọi người ở Hong Kong đều đeo khẩu trang, có những người lại nghĩ khác. Andy Chan 29 tuổi, cho biết anh thấy việc đeo khẩu trang toàn thành phố đang gây ra sự hoảng loạn không cần thiết.

            “Người ta nhìn tôi không đeo khẩu trang với anh mắt dè chừng” Chan nói “Nhưng tôi thấy điều đáng buồn cười là mọi người đã quá sợ hãi và bị cảm xúc lẫn đám đông dẫn dắt, họ còn không tin vào những luận điểm khoa học khác”

            Ngược lại Charlotte Ho, một bà mẹ 55 tuổi người Hong Kong, thậm chí tuyên bố rằng nếu không đeo khẩu trang chị thậm chí không ra khỏi nhà kể cả có vấn đề gì đi nữa, nếu thấy ai không đeo khẩu trang chị sẽ tránh xa “Nhỡ có gì, chỉ để đề phòng thôi”

            “Việc đeo khẩu trang là tất yếu, nó giúp bảo vệ chúng ta khỏi virus lây nhiễm qua đường mũi và miệng, chẳng có lý gì để không đeo khẩu trang cả” Chị Ho quả quyết.

Trả lời